Bạn thấy trần nhà của gia đình xuất hiện nhiều vết rạn nứt chân chim, đôi khi một số chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống nhà… nứt nhỏ như sợi tóc, khi mưa to dài bị ngấm và xuất hiện ố vàng, đây chính là hiện tượng nứt trần nhà do bê tông không được chống thấm từ trước.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên:
Hiện tượng thấm, dột xảy ra chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Đặc biệt ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng trên:
Đối với các căn hộ chung cư: việc bị thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên, nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.
Nếu trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.
Đối với trần nhà, mái nhà bị thấm dột: có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.
Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.
Nếu không được xử lý kịp thời hiện tượng này khi mưa nước sẽ thấm qua khe nứt gây mục ruỗng cốt thép, làm ảnh hưởng đến kết cấu tường, trần kết cấu chịu lực và sự an toàn của công trình đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi nước mưa ngấm dột xuống gây ố, mốc, hỏng lớp sơn nội thất.
Với kinh nghiệm thi công, đã từng thực hiện thi công mọi hạng mục chống thấm Phước An TVT chúng tôi xin đưa ra giải pháp xử lý vết nứt trần, tường hiệu quả hạng mục chống thấm vết nứt trần, tường và vật liệu thi công phù hợp đảm bảo chống thấm triệt để.
Nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này chủ yếu là do sự biến đổi về khí hậu, nền móng bị lún sụt, mức độ chịu tải trọng không đồng đều, chất lượng bê tông không đảm bảo, sử dụng các chất phụ gia đông cứng quá nhanh, do quá trình thi công bê tông để xảy ra hiện tượng mạch ngừng, hoặc quá trình lắp ghép cốt thép không đạt chuẩn.
*Phương pháp thi công:
– Sau khi xác định nguyên nhân nứt thấm dột và vị trí các vết nứt rồi tiến hành đục tẩy theo vết nứt xuống tới cốt sàn bêtông.
– Vệ sinh công nghiệp bằng máy đảm bảo bề mặt bêtông của khe nứt không dính vữa yếu và các tạp chất khác.
– Dùng bình gas đền khò khò khô đảm bảo bề mặt không ẩm nước nhằm tăng độ bám dính tối ưu của vật liệu xuống bề mặt.
– Khò nóng chảy màng chống thấm bám chặt vào cốt sàn bêtông dọc theo vết nứt ( khổ rộng từ 20 – 40cm tuỳ từng hiện trạng thấm dột của công trình).
– Xả nước để kiểm tra
– Láng bảo vệ bề mặt vật liệu chống thấm sau đó có thể hoàn thiện như hiện trạng ban đầu.
QUY TRÌNH XỬ LÝ VẾT NỨT TRẦN NHÀ:
A. Vật liệu sử dụng:
+ Keo Polyurethane (vết nứt nhỏ nước, ẩm ướt): Sử dụng để bơm vào bên trong vết nứt
+ Keo Epoxy (với vết nứt khô): Sử dụng keo này thì độ bền là vĩnh viễn, tức là vết nứt được hàn gắn không bao giờ nứt nữa khi kết cấu đã ổn định.
+ Vữa chống thấm đàn hồi latex 204.
+ Sikaflex Construction
B. Quy trình thi công:
– Rò tìm vết nứt để xác định vị trí và mức độ thấm để bơm keo và xử lý hiệu quả nhất.
– Khi đã xác định vết nứt gây thấm nặng nhất nên khoanh lại để xác định vị trí bơm hiệu quả.
– Đục tẩy rộng vết nứt ra cho đến lớp bê tông sau đó tiến hành khoan để gắn kim. Các lỗ khoan thường từ 10 – 15 cm.
– Gắn kim bơm keo tại dọc theo vị trí nứt trần mái nhà, sau đó trát vữa chống thấm Latex dọc toàn bộ các vị trí gắn kim.
– Đợi sau khi vết trám đã khô tiến hành bơm keo PU vào sâu trong vết nứt.
– Sau khi keo khô tiến hành tháo kim và trám vá lại bằng vữa Latex 204.
– Quét toàn bộ vết nứt bằng vữa chống thấm để hoàn tất việc xử lý vết nứt trần mái nhà.
Quy trình làm việc
Quy trình làm việc của chúng tôi rất khoa học – hiệu quả, giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí:
➩ Khách hàng gọi điện để được tư vấn sơ bộ.
➩ Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, nhanh chóng cử kỹ thuật viên xuống khảo sát tình hình cụ thể.
➩ Sau khảo sát, kỹ thuật viên sẽ cùng khách hàng bàn bạc giải pháp chống thấm vết nứt tường trần, sàn nhà và tu sửa nhà. Nhanh chóng gửi cho khách hàng bảng báo giá cụ thể nhất.
➩ Nếu khách hàng hài lòng thì tiến hành ký hợp đồng và nhân công tiến hành thi công. Quá trình thi công đúng tiến độ, đảm bảo tuân thủ các thông số kỹ thuật và an toàn lao động.
➩ Nghiệm thu công trình và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn. Thanh lý hợp đồng và chúng tôi cam kết bảo hành công trình theo quy định.